Dán PPF là gì? Hướng dẫn cách dán PPF đơn giản dễ hiểu

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến việc dán PPF là gì, một phương pháp bảo vệ màn hình được nhiều người lựa chọn để tránh va đập và trầy xước màn hình của các dòng điện thoại iPhone, đặc biệt là đời iPhone X trở lên. Hãy cùng Bảo Hành One tìm hiểu kĩ hơn về miếng dán này nhé.

Dán PPF là gì?

Nhiều người còn hơi xa lạ với miếng dán dán PPF là gì. Theo tổng hợp thì dán PPF là quá trình sử dụng miếng dán bảo vệ sơn xe, còn được gọi là Paint Protection Film (PPF). Miếng dán PPF được làm từ chất liệu film urethane nhiệt dẻo, có khả năng bám dính mạnh và chống chịu lực tốt. 

Chức năng chính của PPF là bảo vệ lớp sơn và bề mặt sản phẩm khỏi những tác động bên ngoài như trầy xước, va chạm và mài mòn với các yếu tố môi trường khác. Ban đầu, miếng dán PPF được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quân sự để bảo vệ vũ khí. Sau đó, miếng dán được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không và nội thất. Lợi ích của PPF đã được chứng minh qua thời gian, và hiện nay miếng dán này đã được sử dụng cho các sản phẩm nhỏ gọn khác.

Xem thêm: Thay màn XS Max chính hãng ở đâu uy tín và chất lượng

Phân lớp của miếng dán PPF là gì?

Phân lớp của miếng dán PPF thường gồm 4 lớp:

  • Lớp đầu tiên là lớp lót, có tác dụng bảo vệ bề mặt trong lúc bảo quản và vận chuyển. Lớp này giữ cho miếng dán PPF không bị hư hại trước khi sử dụng.
  • Lớp tiếp theo là lớp nền, có nhiệm vụ chính là phân tán tác động từ bên ngoài và chống xước. 
  • Lớp nền được làm từ các vật liệu siêu cứng, có tính bền cao và có khả năng chịu nhiệt và tia UV.
  • Lớp keo là lớp được làm từ keo Acrylic siêu dính, giúp miếng dán PPF bám chắc vào bề mặt sản phẩm. Đây là lớp keo có khả năng kết hợp tốt với dung dịch đặc biệt khi sử dụng để dán cho bề mặt xe hơi.
  • Lớp màng phủ đảm nhận vai trò bảo vệ lớp keo. Người dùng sẽ xé bỏ lớp màng phủ này trong quá trình dán để lộ lớp keo và áp dụng miếng dán PPF lên bề mặt cần bảo vệ.

Tính năng nổi bật của của việc dán PPF cho iPhone

Dán PPF cho iPhone mang đến nhiều tính năng hấp dẫn như sau:

Chống xước và va đập hiệu quả

Miếng dán PPF có khả năng chống lại các tác động mạnh từ môi trường như va đập, vật nhọn đâm phải và các vết mài mòn vật lý. Khi điện thoại bị va chạm mạnh hoặc rơi rớt, lớp bảo vệ PPF giúp giảm tối đa lực tác động lên thiết bị. Các vết trầy xước nhẹ sẽ tự nhiên trở lại sau một khoảng thời gian, do đó miếng dán PPF tốt hơn gấp 10-15 lần so với các miếng dán thông thường, giữ cho điện thoại luôn mới và bóng bẩy.

Độ linh hoạt cao

Miếng dán PPF được thiết kế để ôm sát cạnh điện thoại. Cấu trúc mỏng và đàn hồi tốt của PPF giúp nó chịu nhiệt tốt hơn và chịu lực kéo dãn nhiều so với các sản phẩm thông thường.

Độ trong suốt cao

Với độ trong suốt khá cao, miếng dán PPF giữ được nét thiết kế của điện thoại ban đầu mà vẫn bảo vệ được thiết bị. Khác với ốp lưng, miếng dán mỏng nhẹ và trong suốt ôm sát chiếc điện thoại, tạo ra bề mặt sáng bóng và tôn vinh vẻ đẹp của nó.

Khả năng tự phục hồi

Khả năng phục hồi của miếng dán PPF là điểm nổi bật nhất. Các vết cắt hay vết trầy xước nhẹ sẽ tự phục hồi sau một thời gian sử dụng, hoặc bạn có thể áp dụng nhiệt lên bằng quẹt hoặc nước sôi để giúp miếng dán phục hồi nhanh chóng.

Hạn chế bám dính vân tay và bụi bẩn

Nhờ vào công nghệ cao, miếng dán PPF không thấm nước và bụi bẩn, giúp hạn chế dấu vân tay và mồ hôi.

Xem thêm: Giá màn hình iPhone 8 Plus - Thay màn hình iPhone 8 Plus ở đâu?

Hướng dẫn cách dán PPF đơn giản tại nhà

Dưới đây là các bước hướng dẫn dán PPF cho điện thoại một cách chi tiết và dễ hiểu:

Bước 1: Vệ sinh sạch màn hình

Sử dụng miếng dính (có sẵn) để lấy sạch hoàn toàn bụi bẩn trên màn hình điện thoại. Việc làm sạch này rất quan trọng vì PPF có thể bám chặt vào bụi bẩn, gây khó khăn khi loại bỏ sau này.

Bước 2: Cố định miếng dán

Lột cắt bỏ một phần nhựa cứng của miếng dán PPF. Ướm vị trí dán từ trên xuống dưới, hướng vào các vị trí như camera và loa thoại trên điện thoại.

Bước 3: Điều chỉnh miếng dán

Từ trên xuống dưới, điều chỉnh miếng dán để khớp với các vị trí còn lại trên điện thoại. Sử dụng thẻ gạt từ từ để dán miếng PPF vào màn hình hoặc phần lưng của điện thoại.

Bước 4: Dính sạch bụi

Kiểm tra lại và dùng miếng dính để lấy sạch bụi bẩn một lần nữa, đặc biệt tại các vị trí như camera và loa thoại.

Bước 5: Đảm bảo độ khít

Sử dụng máy sấy nhiệt hoặc bật lửa để làm nóng miếng dán và bo góc miếng dán sao cho khít với các viền của điện thoại.

Bước 6: Cắt tỉa và bo góc

Nếu có các chi tiết thừa, cắt tỉa chúng một cách cẩn thận. Dùng tay để miết và bo cong góc của miếng dán một lần nữa, đảm bảo nó khít với điện thoại.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chống nhìn trộm màn hình iPhone 11, 12, 13, 14

Hy vọng bài viết trên đây của Bảo Hành One đã giúp bạn hiểu rõ miếng dán PPF là gì? Cách dán PPF như thế nào cũng như những ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng miếng dán để bảo vệ cho chiếc điện thoại của bạn. Nếu bạn muốn mua loại miếng dán PPF chất lượng. Hãy đến với Bảo Hành One để lựa chọn loại mình thích và được đội ngũ kỹ thuật viên tiến hành dán PPF giúp bạn.

Yêu cầu tư vấn
Xem thêm
bình luận trên bài viết “Dán PPF là gì? Hướng dẫn cách dán PPF đơn giản dễ hiểu

Viết bình luận



Bài viết liên quan