Lắp 2 RAM khác nhau được không? Có ảnh hưởng hiệu năng của máy?
RAM vốn là bộ phận quan trọng của laptop và máy tính nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế thường xảy ra trường hợp lắp 2 RAM khác nhau. Vậy, điều này có sao không, có làm ảnh hưởng đến hiệu năng của máy không? Cùng Bảo Hành One tìm hiểu tất tần tật qua bài viết dưới đây.
Lắp 2 RAM khác nhau có được không?
Việc lắp 2 RAM khác nhau trên cùng một thiết bị thường đặt ra nhiều nghi ngại. Sau đây là một số trường hợp phổ biến bạn có thể tham khảo:
Lắp 2 RAM khác hãng
Kết hợp 2 thương hiệu RAM khác nhau có thể hoạt động tốt trên một số hệ thống, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề về sự tương thích và ổn định trên các hệ thống khác. Điều này có thể dẫn đến các lỗi hệ thống, khởi động chậm, treo hoặc thậm chí là khởi động không lên.
Nếu bạn muốn lắp 2 RAM khác nhau về hãng/thương hiệu trên hệ thống của mình, bạn nên đảm bảo rằng các RAM có cùng tốc độ và các thông số kỹ thuật để đảm bảo tính tương thích và hiệu suất tốt nhất cho thiết bị.
Kết hợp các loại RAM khác nhau
Hiện tại, trên thị trường có nhiều loại RAM khác nhau như DDR, DDR2, DDR3, DDR4, DDR5. Mỗi loại sở hữu các đặc điểm cũng như thông số kỹ thuật khác nhau. Vì thế, việc kết hợp các loại RAM với nhau là điều không thể.
Để có thể biết được loại RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ, bạn vào Task Manager, chọn Performance và chọn Memory (đối với Win 10 và 11). Hoặc ngoài ra, bạn có thể tải phần mềm CPU-Z để kiểm tra loại DDR mà mainboard hỗ trợ.
CPU-Z là một phần mềm miễn phí và phổ biến được sử dụng để kiểm tra các thông số kỹ thuật của CPU, RAM, bo mạch chủ và các linh kiện khác trong máy tính. Nó cho phép người dùng xem chi tiết về tốc độ xung nhịp, điện áp, loại và dung lượng RAM, phiên bản BIOS và nhiều thông tin khác về các linh kiện trong máy tính.
Kết hợp loại RAM có dung lượng khác nhau
Bạn có thể lắp 2 RAM khác nhau về dung lượng trên thiết bị của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn bộ RAM từ cùng một nhà sản xuất. Trên thực tế, các nhà sản xuất thường bán các thanh RAM trong cùng một bộ, ví dụ như 2x4GB hoặc 2x8GB để đạt được hiệu suất tốt nhất.
Nếu bạn lắp 2 RAM với dung lượng khác nhau, chẳng hạn lắp 1 RAM 4GB và 1 RAM 8GB, lúc này, chúng sẽ hoạt động như hai mô-đun RAM 4GB ở chế độ kênh đôi. Khi cả hai thanh RAM hoạt động đến 4GB thì thanh RAM thứ hai sẽ chuyển sang chế độ kênh đơn để sử dụng 4GB còn lại.
Lắp 2 RAM có điện áp khác nhau
Nếu bạn lắp 2 thanh RAM có điện áp khác nhau thì bo mạch chủ sẽ chạy theo mức điện áp của thanh RAM có điện áp thấp hơn. Đồng nghĩa với việc thanh RAM điện áp cao còn lại sẽ phải nhận mức năng lượng thấp hơn mức cần thiết. Do đó, nó sẽ không thể đạt được hiệu suất tối đa.
Lắp 2 RAM khác bus
Tùy vào mainboard mà lắp 2 RAM khác bus có thể hoạt động hay không. Nếu mainboard của bạn hỗ trợ tính năng dual channel, thì bạn nên lắp cặp RAM có cùng bus để tăng hiệu suất hoạt động. Nếu bạn lắp 2 RAM khác bus thì chúng sẽ hoạt động ở tốc độ của bus RAM thấp hơn, do đó sẽ giảm hiệu suất toàn hệ thống.
Nếu mainboard của bạn không hỗ trợ tính năng dual channel thì việc lắp 2 RAM khác bus không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất toàn hệ thống. Tuy nhiên, hệ điều hành vẫn sẽ phải chịu tác động của việc sử dụng RAM không đồng bộ, điều này có thể dẫn đến lỗi và các sự cố khác.
Xem thêm: Phân biệt RAM laptop và RAM PC? Cách chọn RAM máy tính phù hợp
Lưu ý khi lắp thêm RAM cho máy tính
Khi lắp thêm RAM cho máy tính, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Kiểm tra xem máy tính của bạn hỗ trợ loại RAM nào (RAM DDR3, DDR4 hay DDR5) và độ rộng bus của RAM (thường là 2666 MHz, 3200 MHz, 3600 MHz, 4000 MHz,...). Nếu bạn lắp RAM không tương thích với mainboard của mình thì có thể gây ra các lỗi và sự cố khác.
Xác định dung lượng RAM cần thiết. Nếu bạn sử dụng các ứng dụng nặng như đồ họa, chơi game hoặc làm việc với các tệp tin lớn, thì bạn cần nhiều RAM hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng máy tính để lướt web và xem phim, thì dung lượng RAM trung bình là đủ.
Bạn cần đảm bảo lắp RAM đúng cách, không bóp méo hoặc gập cong chân RAM. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thay RAM laptop tại Bảo Hành One để được đảm bảo về quy trình và chất lượng.
Sau khi lắp RAM mới, bạn có thể cần thiết lập lại các thông số RAM để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Bạn có thể sử dụng các phần mềm như CPU-Z hoặc AIDA64 để kiểm tra và điều chỉnh các thông số RAM như tần số, điện áp và độ trễ.
Xem thêm:
Tại sao nên sử dụng RAM cùng bộ, cùng hãng?
Bạn nên sử dụng RAM cùng bộ, cùng hãng vì những lý do sau:
Các bộ RAM cùng hãng thường được thiết kế có cùng cấu hình, tần số, điện áp và độ trễ, giúp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Khi sử dụng cặp RAM cùng bộ, mainboard sẽ đọc dữ liệu từ hai kênh RAM đồng thời, giúp tăng băng thông và tốc độ truyền dữ liệu giữa RAM và CPU.
Nếu lắp 2 RAM khác nhau, bạn cần phải tìm hiểu và so sánh thông số kỹ thuật của từng bộ RAM để đảm bảo tính tương thích. Điều này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và có thể phát sinh nhiều vấn đề khác. Do đó, sử dụng cùng bộ RAM sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức tìm hiểu.
Lời kết
Tóm lại, việc lắp 2 RAM khác nhau có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng RAM cùng bộ, cùng hãng để đảm bảo hiệu suất tối đa. Nếu bạn có nhu cầu thay RAM laptop, máy tính, bạn có thể tham khảo dịch vụ này tại Bảo Hành One. Là một trong những trung tâm bảo hành uy tín tại TPHCM, Bảo Hành One mang đến các dịch vụ thay thế, sửa chữa điện thoại, laptop, máy tính bảng với chất lượng và mức giá cạnh tranh nhất thị trường.