RAM onboard là gì? Có nâng cấp RAM onboard được không?
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với khái niệm RAM trên laptop, PC. Vậy, bạn đã từng nghe đến RAM onboard chưa? Loại RAM này có gì đặc biệt? Có thể nâng cấp RAM onboard được không? Cùng Bảo Hành One tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Các loại RAM phổ biến
Trên thực tế có rất nhiều công nghệ RAM nhưng phổ biến nhất là SRAM và DRAM:
SRAM
SRAM có thể truy cập dữ liệu nhanh hơn và được sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao như bộ đệm cache trong CPU, bộ nhớ đệm trong hệ thống đồ họa và các thiết bị lưu trữ đệm khác.
Tuy nhiên, SRAM tốn nhiều chi phí hơn so với DRAM và yêu cầu nhiều không gian hơn trên mạch tích hợp, do đó nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao và không quá nhỏ gọn.
DRAM
DRAM là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) phổ biến trong đó các bit dữ liệu được lưu trữ dưới dạng một điện tích trên các capacitor nhỏ. DRAM rẻ hơn và nhẹ hơn SRAM, nó có thể lưu trữ dữ liệu với mật độ cao hơn trên một chip.
DRAM thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khối lượng lớn bộ nhớ như bộ nhớ chính của máy tính cá nhân, server và các thiết bị điện tử tiêu thụ ít năng lượng. Tuy nhiên, DRAM chậm hơn SRAM và yêu cầu thời gian để làm mới dữ liệu.
Xem thêm: DRAM là gì? Giải đáp chi tiết về bộ nhớ DRAM trong máy tính
RAM onboard là gì?
RAM onboard (hay còn gọi là RAM tích hợp) là loại bộ nhớ RAM được tích hợp trực tiếp vào bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. Điều này có nghĩa là RAM onboard không thể tháo rời và nâng cấp được như các loại RAM khác.
RAM onboard thường được sử dụng trong các thiết bị có kích thước nhỏ gọn như laptop, máy tính bảng, điện thoại di động... Với những thiết bị này, không có đủ không gian để lắp thêm RAM dưới dạng module nên các nhà sản xuất sẽ tích hợp RAM vào bo mạch chủ để tiết kiệm diện tích và tăng tính ổn định.
Xem thêm: RAM DDR5 là gì? Có nên nâng cấp RAM DDR5 không?
RAM onboard có nâng cấp được không?
Như những thông tin vừa nêu trên thì RAM onboard hay còn gọi là RAM tích hợp hay RAM hàn, đã được nhà sản xuất hàn chết trên bo mạch chủ. Do đó, bạn không thể thực hiện tháo lắp hay thay thế, nâng cấp RAM onboard.
Mặc dù RAM onboard không thể nâng cấp được nhưng trên một vài mẫu laptop hiện nay có hỗ trợ RAM onboard + 1 khe rời. Điều này cho phép người dùng mở rộng dung lượng RAM bằng cách thêm một module RAM khác phù hợp với khe cắm đó. Nhờ vậy, người dùng có thể tăng hiệu suất của máy tính và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình một cách hiệu quả.
Xem thêm: Chọn RAM cho máy tính văn phòng - Những điều cần biết
Tại sao laptop thường sử dụng RAM onboard?
RAM onboard thường được sử dụng phổ biến cho laptop bởi một số ưu điểm sau:
- Với kích thước nhỏ gọn của laptop, việc sử dụng RAM onboard sẽ giúp tiết kiệm diện tích cho các linh kiện khác. Điều này cho phép nhà sản xuất có thêm không gian để bố trí các linh kiện khác như bộ xử lý, ổ cứng, card đồ họa… Từ đó, giúp tối ưu hóa kích thước và trọng lượng của laptop trở nên mỏng nhẹ hơn
- Việc tích hợp RAM trực tiếp lên bo mạch chủ giúp giảm chi phí sản xuất laptop, do không cần phải sản xuất thêm các module RAM rời.
- RAM onboard thường được tối ưu hóa để phù hợp với bo mạch chủ và hệ thống. Do đó, nó có thể tăng tính ổn định cho hệ thống, giảm thiểu các lỗi hệ thống và tăng hiệu suất cho thiết bị của bạn.
- Với RAM onboard, người dùng sẽ không cần lo lắng về việc chọn loại RAM phù hợp hay thay thế, nâng cấp RAM.
Dung lượng RAM laptop bao nhiêu là đủ?
Dung lượng RAM laptop đủ hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Nếu bạn chỉ sử dụng máy với các nhu cầu cơ bản như lướt web, xem phim, nghe nhạc và làm văn phòng thì 4GB hoặc 8GB RAM là đã đủ đáp ứng. Trường hợp bạn sử dụng các tác vụ đòi hỏi tốc độ xử lý cao như đồ họa, xử lý video, chơi game hay làm việc với các phần mềm nặng thì laptop nên có tối thiểu 16GB hoặc cao hơn.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn nên nâng cấp dung lượng RAM lên cao hơn để tối ưu hiệu suất của máy tính và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai. Trong trường hợp người dùng không biết mức độ nhu cầu sử dụng thực tế của mình thì có thể lựa chọn một chiếc laptop có thể nâng cấp RAM để khi cần thiết có thể dễ dàng thay đổi và nâng cấp sau này.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU
Cách xử lý khi RAM onboard không đủ dung lượng
Các loại laptop hiện nay thường được trang bị RAM Onboard nhằm tối ưu hóa thiết kế và tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, điều này gây ra một vấn đề phổ biến cho người dùng laptop đó là dung lượng RAM không đủ để xử lý các tác vụ nặng.
Để khắc phục tình trạng này, set RAM ảo là một giải pháp tối ưu. RAM ảo cho phép sử dụng phần không gian trên ổ đĩa làm bộ nhớ phụ để hỗ trợ tăng dung lượng RAM cho máy tính. Từ đó, giúp cho máy chạy mượt mà và xử lý các tác vụ nặng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, set RAM ảo giúp tăng dung lượng RAM nhưng cũng có thể làm giảm hiệu suất của máy tính nếu dung lượng RAM ảo được sử dụng quá nhiều.
Lời kết
Tóm lại, RAM onboard là loại RAM được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của máy và không thể nâng cấp được. RAM onboard được sử dụng phổ biến trên laptop bởi yêu cầu về tính nhỏ gọn. Theo dõi baohanhone.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về điện thoại, laptop và máy tính bảng.