Tìm hiểu về các loại chip Intel trên laptop và máy tính PC
Đối với người dùng laptop, pc thì chip Intel có lẽ không còn quá xa lạ nữa đúng không? Tuy nhiên, bạn có thể hiểu được hết ý nghĩa tên, ký hiệu, hậu tố và những thông số kỹ thuật cơ bản là gì hay không? Thông qua bài viết dưới đây, Bảo Hành One sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại chip Intel trên laptop và máy tính PC nhé!
Các loại chip Intel trên laptop và máy tính PC
Các dòng chip CPU Intel
Intel Core
Intel Core là vi xử lý được tập đoàn Intel nghiên cứu sản xuất dành cho các dòng laptop và máy tính PC. Tính đến thời điểm hiện tại, Intel đang cung cấp nhiều dòng chip Core như sau: Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 và Core X-series dành cho PC.
Core i3 thường được sử dụng cho các nhu cầu cơ bản, trong khi Core i5 mang đến hiệu năng tốt hơn và khả năng xử lý đa nhiệm cao hơn. Core i7 và Core i9 cung cấp hiệu suất mạnh mẽ và tốc độ xử lý vượt trội cho các tác vụ đòi hỏi cao. Core X-series là dòng chip dành cho PC cao cấp, được tối ưu hóa cho công việc đa nhiệm nặng và ứng dụng chuyên sâu như thiết kế đồ họa, edit video và các thể loại game cần chip xử lý mạnh mẽ.
Các loại chip Intel Core
Xem thêm: Hướng dẫn sửa lỗi NVIDIA Display Settings Are Not Available
Intel Pentium
Dòng chip Intel Pentium là một lựa chọn tầm trung của Intel cho cả laptop và PC. Được sản xuất với quy trình công nghệ 22nm, dòng chip này thường có 2 nhân xử lý và có một số phiên bản với 4 nhân. Tốc độ xung nhịp của các chip Pentium dao động từ 1,1 GHz đến 3,5 GHz. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Pentium là nó không được trang bị công nghệ Turbo Boost và Hyper-Threading, điều này có nghĩa là Pentium không thể tự động tăng tốc xung nhịp và không hỗ trợ việc xử lý đa luồng.
Các máy tính được trang bị chip Intel Pentium có hiệu năng hoạt động ổn định, ngoài ra còn có tính năng hỗ trợ, tiết kiệm pin và bên cạnh những ưu điểm như vậy thì giá thành của sản phẩm vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, hay có nhu cầu sử dụng để phục vụ cho các công việc như: lướt web, xem phim, giải trí, sử dụng các phần mềm tin học văn phòng,.... thì chip Intel Pentium sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn. Với sự vượt bậc của công nghệ, hiện nay chip Intel Pentium đã được nâng cấp vượt bậc thành “Haswell”, thế hệ này được bổ sung thêm các tính năng tiết kiệm pin và hiệu suất hoạt động được tăng lên đáng kể.
Các loại chip Intel Pentium
Intel Celeron
Intel Celeron được coi là phiên bản thấp hơn so với Intel Pentium với mục đích hạ giá của sản phẩm xuống. Hiệu năng của chip Intel Celeron vô cùng thấp, và không được trang bị tính năng công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay Hyper Threading, điều đáng quan tâm hơn chính là bộ Cache ít hơn so với Intel Pentium
Với hiệu năng rất thấp thì chip Intel Celeron được trang bị ở các dòng máy chủ yếu phục vụ chủ yếu những nhu cầu cơ bản như sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, lướt web, nghe nhạc,..
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại điều đáng mừng đó là chip Intel Celeron cũng đã được cải tiến thế hệ “Haswell”, được trang bị ở các dòng máy phân khúc tầm trung, giá thành rẻ mà hiệu năng hoạt động vẫn ổn định.
Intel Xeon
Chip Intel Xeon được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong các doanh nghiệp, để có thể làm máy chủ service, do chip Intel Xeon có tính ổn định cao nên rất phù hợp để sử dụng. Chip Intel Xeon được tích hợp sẵn bộ phân luồng, hỗ trợ RAM ECC tự động phát hiện và sửa lỗi hệ thống, cùng với đó bộ vi xử lý lại sở hữu cho mình tối đa lên đến 56 lõi CPU, bộ nhớ đệm L3 cache cao (khoảng 15 – 30MB) từng dòng, độ bền cao. Chip Intel Xeon sở hữu những tính năng và hiệu suất cao đồng nghĩa đi đôi với việc giá thành cũng sẽ hơi cao so với các dòng chip Intel khác
Các loại chip Intel Xeon
Xem thêm: Lỗi VGA không lên hình là gì? Một số lỗi thường gặp với card màn hình
Hướng dẫn cách đọc tên các loại chip Intel
Với các loại chip Intel sẽ có công thức đọc tên, chính vì thế tên của các loại chip cũng sẽ có những ý nghĩa liên quan đến thông số khác nhau. Công thức đọc tên như sau:
Tên thương hiệu - Dòng sản phẩm - Số thứ tự thế hệ CPU - Số ký hiệu sản phẩm (SKU) - Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).
Cách đọc tên các loại chip Intel
Tên thương hiệu
Đầu tiên chúng ta sẽ đọc tên thương hiệu trước, các dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng biệt như: Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron và Intel Xeon.
Dòng sản phẩm
Với công nghệ vượt bậc, các dòng sản phẩm sẽ ngày càng được nâng cấp, chính vì thế sẽ có rất nhiều phân khúc khác nhau, ví dụ như:
CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm: i3, i5, i7, i9
CPU Xeon có các dòng như: Xeon E, Xeon W, Xeon D, Xeon Platinum, Xeon Gold, Xeon Silver, Xeon Bronze…
Số thứ tự thế hệ CPU
Cũng như ở các dòng sản phẩm, các thế hệ CPU cũng ngày càng được cải tiến hơn, qua từng thế hệ đương nhiên về hiệu năng sẽ được nâng cấp cao hơn. Thế hệ mới nhất là thế hệ 11
Số ký hiệu sản phẩm
Số ký hiệu sản phẩm (SKU) được sử dụng để biểu hiện được đầy đủ hiệu năng của một sản phẩm khi so sánh với cùng thế hệ và cùng dòng. Thông qua việc chỉ số tốc độ xung nhịp của vi xử lý, SKU cho thấy mức độ mạnh yếu và khả năng xử lý của sản phẩm.
Hậu tố
- Xét về Laptop
Hậu tố | Tên | Ý nghĩa |
G1-G7 | Graphics level | Tích hợp bộ xử lý đồ họa thế hệ mới |
G | Graphics on package | Kèm card đồ họa rời |
H | High performance graphics | Hiệu năng cao (có thể sử dụng đến tối đa 45W) |
U | Ultra-low power | Tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt (thường sử dụng khoảng 15W) |
P | Mid-range performance | Sức mạnh vừa phải Sức mạnh và mức độ tiêu thụ điện nằm giữa chip U và H |
Q | Quad-Core | Lõi tứ |
Xét về máy tính PC
Hậu tố | Tên | Ý nghĩa |
F | Requires discrete graphics | Không được trang bị GPU (card đồ họa), cần trang bị VGA rời để xuất hình |
K | Unlocked | Mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung, tăng hiệu suất |
HK | High performance optimized for mobile, unlocked | Hiệu năng cao, mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung, tăng hiệu suất |
M | Mobile | Chip dành cho điện thoại, các laptop business hiện đại, mỏng nhẹ |
Q | Quad-Core | Lõi tứ |
HQ | High performance optimized for mobile, quad core | Hiệu năng cao, 4 nhân thực |
MQ | Mobile, Quad-Core | Chip di động lõi tứ |
E | Embedded | Lõi kép tiết kiệm điện |
S | Special (Performance-optimized lifestyle) | Phiên bản đặc biệt (Tối ưu hóa hiệu suất) |
T | Power-optimized lifestyle | Tối ưu điện năng tiêu thụ |
X/XE | Extreme edition (Unlocked, High End) | Nhiều nhân, xung nhịp cao, siêu phân luồng, hỗ trợ ép xung |
Xem thêm: Lỗi Main máy tính là gì? Cách khắc phục đơn giản nhất
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu rõ về các loại chip Intel một cách chi tiết nhất và dễ hiểu nhất rồi đúng không nào?
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết, nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với Bảo Hành One, chúng tôi có đội ngũ nhân viên sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi của bạn trong thời gian nhanh nhất. Nếu thấy bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi Bảo Hành One sẽ còn cập nhật thêm nhiều bài viết, mẹo vặt công nghệ đến với bạn nữa đấy nhé! Chúc bạn thực hiện thành công qua bài viết này nhé!